Hoạt động quảng cáo Big Mac

Những hoạt động quảng cáo bánh burger đầu tiên của McDonald's chủ yếu diễn ra dưới hình thức báo in, ngoài ra còn có lần nam ca sĩ Hoyt Axton biểu diễn ca khúc "The Ballad of Big Mac" trên truyền hình vào năm 1969.

Khẩu hiệu Hai miếng thịt bò

Keith Reinhard, Chủ tịch danh dự của DDB Worldwide, cùng đội ngũ sáng tạo của mình thuộc Needham Harper and Steers là những người sáng tạo ra khẩu hiệu Hai miếng thịt bò, nước xốt đặc biệt, rau xà lách, pho mát, dưa chuột muối chua, hành tây - trên một chiếc bánh mì hạt mè.[22] Ban đầu, những thành phần này xuất hiện dưới dạng tiêu đề một từ trong một quảng cáo mà McDonald phát triển cho các tờ báo đại học. Những từ này sau đó được Mark Vieha (người biểu diễn điệp khúc quảng cáo đầu tiên) đặt thành lời bài hát. Đợt quảng cáo đầu tiên chỉ diễn ra trong một năm rưỡi và ngừng lên sóng vào năm 1976, nhưng sự nổi tiếng của nó vẫn vượt ra lằn ranh truyền hình và ăn sâu vào đời sống người dân.

Trong chiến dịch ban đầu ở Hoa Kỳ, nhiều thương hiệu nhượng quyền đã khởi động một loạt các chương trình khuyến mãi, trong đó họ tặng một chiếc hamburger miễn phí cho những khách hàng có thể đọc thuộc lòng khẩu hiệu trong một thời gian nhất định (thường là hai hoặc ba giây). Những chương trình đó diễn ra một cách thành công, khi nhiều nhà điều hành McDonald's ở thành phố New York đã bán hết bánh Big Mac. McDonald's ở Úc cũng xướng lên một chiến dịch tương tự trong thập niên 1980, còn vài nhà hàng McDonald's ở Brazil thì tặng khách hàng một ly Coca Cola miễn phí (chứ không phải hamburger).

Vào năm 2003, McDonald's đã hồi sinh khẩu hiệu Hai miếng thịt bò, nước xốt đặc biệt, rau xà lách, pho mát, dưa chuột muối chua, hành tây - trên một chiếc bánh mì hạt mè. Trong một quảng cáo tiếng Anh từ chiến dịch quốc tế "I'm lovin 'it" của McDonald's, một rapper đã đọc tên nhãn hiệu của công ty trong đoạn nhạc nền. Cũng trong năm 2003, American GreetingsCarlton Cards đã phát hành một vật trang trí Giáng sinh hình chiếc bánh Big Mac. Roy Bergold, Giám đốc Quảng cáo Quốc gia của McDonald's, là người có công lớn trong việc ủng hộ chiến dịch ban đầu và giúp đưa nó trở lại.

Năm 2008, McDonald's Malaysia đã hồi sinh lại khẩu hiệu, với phần thưởng ban đầu là một chiếc Big Mac miễn phí dành tặng cho những khách hàng có thể đọc thuộc lòng cụm từ này trong vòng chưa đầy bốn giây. Nó ra mắt vào tháng 5, cùng thời điểm với đợt khuyến mãi Mega Mac - loại Big Mac có bốn miếng thịt bò thay vì hai miếng.[23]

Thập niên 1980

Vào đầu những năm 1980, để thực hiện chiến dịch chiêu thị, McDonald's đã tổ chức một cuộc bầu chọn cạnh tranh giữa hai sản phẩm phổ biến nhất của họ. Người tiêu dùng được mời để quyết định xem "Đâu mới là món ăn ngon nhất? Gà McNuggets hay là bánh mì kẹp Big Mac?". Khi khách hàng đặt mua một món hàng, thì họ sẽ nhận được một món hàng khác với mức giá rẻ hơn phân nửa. Sau này, món hàng thứ hai được phát miễn phí. Rốt cuộc thì danh hiệu "Món ngon nhất" thuộc về bánh Big Mac.

Chiến dịch quảng cáo vào thập niên 1980 và đầu những năm 1990 có sự xuất hiện của nhân vật Mac Tonight, cũng như bản nhại lại của bài hát Mack the Knife. Sau một vụ kiện liên quan đến tài sản của cố ca sĩ Bobby Darin — người đã phổ biến bài hát bằng bản thu âm nổi tiếng năm 1958 — nhân vật này đã không còn được sử dụng.

2005

Năm 2005, McDonald đã bắt đầu tặng những phần thưởng quảng cáo nhúng đến các nghệ sĩ hip hop đã nhắc đến Big Mac trong bài hát của họ, cũng như trả 5 đô la cho mỗi bài hát đề cập đến bánh hamburger được phát trên radio.[24] Nghệ sĩ hip hop Mad Skillz đã ám chỉ bóng gió đến hình thức tặng thưởng này trong ca khúc "2005 Wrap Up" của anh: "And I'm beefin' wit' Mickey D's[lower-alpha 2] man, y'all dead wrong, Talkin' 'bout payin' rappers to mention Big Macs in their song, We do rap from the heart, y'all better have some respect, Alright, Big Mac! Big Mac! Big Mac! Now where's my check?"

Thu hồi nhãn hiệu EUIPO 2019

McDonald's đã kiện chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Supermac's của Ireland vì vi phạm nhãn hiệu và tuyên bố cái tên này sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng ở thị trường châu Âu.[25] Vào ngày 11 tháng 1 năm 2019, Văn phòng Sở hữu Trí tuệ Liên minh Châu Âu (EUIPO) đã đưa ra phán quyết có lợi cho Supermac, với lý do McDonald's đã không "sử dụng thực sự" thương hiệu Big Mac, và người ta gọi chiến thắng này là "David vs. Goliath".[lower-alpha 3][25] McDonald's đã đệ trình một bản sao của bài viết về bánh Big Mac trên Wikipedia để làm bằng chứng, nhưng tòa án không công nhận trang Wikipedia là "bằng chứng độc lập".[25][26]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Big Mac http://mcdonalds.com.au/our-food/menu/#/favourites... http://www.news.com.au/lifestyle/food/restaurants-... http://www.mcdonalds.be/nl/producten/sandwiches/bi... http://www.mcdonalds.ca/ca/en/menu/full_menu/sandw... http://www.mcdonalds.ca/ca/en/menu/full_menu/sandw... http://www.mcdonalds.cl/sub-secciones/nutricion/in... http://adsoftheworld.com/media/print/mcdonalds_new... http://projects.ajc.com/gallery/view/living/food/b... http://www.apnewsarchive.com/1985/Woman-Who-Named-... http://www.balancek.com/food/30874